Cung cấp giống Cà Chua Bi Đỏ chất lượng

Cà chua bi (Cherry Tomato) là loại nhỏ của cà chua thông thường. Quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều rất đẹp. Vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thông thường.

Cung cấp Giống cây Ổi tím

Đặc điểm: Giống ổi tím có nguồn gốc từ Malaysia. Với đặc điểm lá tím, bông tím, trái tím, rễ tím hoàn toàn đặc trưng. Giống ổi này chịu được cả các vùng đất phèn, mặn...

Sunday, March 8, 2015

Cung cấp Giống cây Ổi tím

Cung cấp Giống cây Ổi tím.

Đặc điểm:
- Giống ổi tím có nguồn gốc từ Malaysia. Với đặc điểm lá tím, bông tím, trái tím, rễ tím hoàn toàn đặc trưng. Giống ổi này chịu được cả các vùng đất phèn, mặn. Ra bông sau 3-6 tháng từ cây chiếc, nếu cây trồng hạt từ 6 tháng trở lên. Giống này chiều cao tối đa là 4m, tàn là 1m trở lên.
- Trái ổi tím khi chín phần ruột sẽ mềm, có hạt. Vị ngon và có mùi đặc trưng.
- Ổi tím trồng chậu được, chậu có đường kính tối thiểu là 0,4m. Giống ổi này đặc biệt ưa nắng nên trồng ở những vị trí có nắng cây sẽ phát triển và cho trái tốt.
- Sâu bệnh: ổi tím hầu như không có bệnh gì đáng kể ngoài Rầy nâu. Thuốc trị hiệu quả là Actara.





Trái ổi tím
Cây Ổi Tím khi kết trái
Ổi tím trổ hoa
Ổi Tím trổ hoa

Phương pháp và Kỹ thuật trồng cà chua bi tốt nhất

Cà chua bi (Cherry Tomato)
Cà chua bi (Cherry Tomato) là loại nhỏ của cà chua thông thường. Quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều rất đẹp. Vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thông thường.Cà chua Chery tuy quả nhỏ, nhưng dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả với giá bán thường cao gấp 2-3 lần cà chua thông thường nên hiệu quả đưa lại rất cao.
Thời vụ: Thời gian sinh trưởng khoảng từ 90-100 ngày, có thể trồng được 3 vụ trong năm:
- Vụ xuân-hè: Gieo tháng 2-3; trồng tháng 3-4; thu hoạch tháng 5-6.
- Vụ sớm: Gieo tháng 7; trồng tháng 8; thu hoạch tháng 9-10.
- Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9; trồng từ 18-22/10; thu hoạch tháng 12-1.
- Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10; trồng tháng 11; thu hoạch tháng 2-3.
Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20-22 ngày tuổi khi cây có 3-5 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
- Lên luống rộng 90-100cm, cao 20-25cm, rãnh rộng 30cm. Trên luống trồng hàng đôi với khoảng cách hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 35-40cm, tương ứng với mật độ 1.000-1.100 cây/sào Bắc bộ. Bón lót cho 1 sào Bắc bộ cần 500-700kg phân chuồng hoai mục 15-17kg supe lân 2,5-3 kg đạm urę. Trộn đều các loại phân nói tręn rồi bón đều vŕo hốc, lấp đất nhẹ trước khi trồng cây để tránh xót rễ. Bón thúc nęn chia lŕm 4 lần: Lần 1 sau khi trồng 7-10 ngŕy, tưới 2 kg đạm urę hoŕ với nước phân chuồng pha loãng. Thúc lần 2 sau trồng 20-25 ngày, bón 3 kg đạm urê 3 kg Kali. Bón cách gốc 10 cm, bón xong vun đất cao phủ kín phân kết hợp xới xáo, làm cỏ. Thúc lần 3 sau trồng 40 ngày (khi cây đã ra hoa rộ), bón 4kg đạm urê 3kg Kali, bón cách gốc 10 cm, kết hợp xới nhẹ và vun gốc. Thúc lần 4 sau trồng 55-60 ngày, bón 3kg đạm urê 3kg kali. Sau mỗi lần thu hoạch nên xới xáo và tưới bổ sung bằng phân đạm, phân kali và các loại phân bón qua lá.

- Làm giàn: Giàn chữ A với 3 nẹp ngang, cao 1,6-1,7m, buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giŕn.
- Tỉa nhánh: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.
Chú ý tưới nước đủ ẩm cho cŕ chua, không để ruộng bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn. Thường xuyęn phát hiện vŕ phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.
- Thu hoạch: Tùy theo mục đích sử dụng: Ăn tươi hay đóng lọ chế biến mŕ thu hái theo yęu cầu khách hàng (độ già quả, quả bắt đầu chuyển màu hồng nhạt). Hái nhẹ tay vào sáng sớm hoặc chiều mát
1. Kinh nghiệm tham khảo của thành viên hngat74
Để hạt giống nảy mầm tốt thì phải cho chúng uống nước. Có hai cách như sau:
1/ Ngâm hạt cà chua vào nước trong vòng 15 – 20 phút, sau đó vớt hạt và ủ vào khăn ẩm. Sau 3 – 5 ngày, hạt nứt nanh, nảy mầm thì đem vùi vào đất. Cẩn thận để khỏi bị gãy mầm.
2/ Dùng giấy ăn nhúng vào nước cho ướt đều rồi trải vào đáy hộp nhựa (loại có nắp đậy). Sau đó, rắc hạt đều trên mặt giấy và đậy nắp để vào chỗ tối. Hàng ngày xịt nước cho ẩm đều mặt giấy và hạt. Sau vài ngày, hạt sẽ nứt nanh thì đem vùi vào đất.
Cà chua ko đậu quả ở nhiệt độ từ 30oC trở lên vì hạt phấn bị om (chín nhừ ý mà) và cũng ko đậu quả ở nhiệt độ nên gieo bằng hạt giống đã qua xử lý.
Trước khi gieo có thể ngâm hạt vào nước 2 sôi 3 lạnh 1 đêm, sau đó gieo thẳng vào đất, phủ một lớp đất mỏng lên, hàng ngày tưới ẩm. Hoặc có thể ủ hạt vào bông gòn đến khi thấy hạt nảy mầm thì đem gieo. Nếu gieo vào cốc nhỏ thì đợi cây khoảng 10 – 15cm thì xúc cả bầu đất đưa sang thùng trồng để cây không bị đứt rễ.
Trong quá trình trồng không có chăm sóc gì đặc biệt. Tưới nước thường, thỉnh thoảng tưới nước gạo hoặc nước bã đậu pha loãng. Nếu có nước dinh dưỡng thì tuần tưới 1 lần. Chú ý ngắt bớt lá để cây tập trung vào quả. Nếu trồng thùng xốp không nên để cây cao quá. sẽ cao rất nhanh, phát triển về cành, tuy vẫn có quả nhưng không năng suất.
3. Kinh nghiệm về giống cà chua của “chuyên gia hội trồng rau” hngat74giống bầu, bí, mướp mà bà con nông dân tự để giống là giống địa phương nên sẽ mất dần đặc tính tốt. Bác để ý mà xem, giống mướp hương của HN giờ sắp tuyệt chủng, quả béo tẹo bằng ngón tay út đến nơi rồi ạ. Để có được giống tốt, tụi em đây lại đang phải chọn tạo lại đấy ạ. Ngay giống đậu trạch, đậu bở và cải củ của HN, bà con cũng tự để giống lại nên năng suất không cao, quả xốp, ăn không giòn, xơ cao, thịt ít. Hơ hơ hơ, nhờ thế chúng em mới có việc để làm, nhà nước mới trả tiền cho chúng em phục tráng lại giống đấy ạ. Các bác nhớ cà chua ta ngày xưa không? Quả nhỏ như ngón chân cái, lại chua loét. Cà chua, bầu, bí, … các bác đang chén toàn loại nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài đấy ạ. Hiện giờ, VN hầu như chưa có dòng bố mẹ đâu ạ. Mới chỉ có PGS.TS Nguyễn Hồng Minh tìm ra dòng bố mẹ cà chua để sản xuất hạt lai F1, nhưng vẫn chưa thấy xuất hiện rộng rãi trên thị trường.

Các cụ nông dân có để giống cũng phải có kinh nghiệm cao trong việc chọn quả để giống. Bác nào không tin, cứ thử để lại giống vài vụ xem … sẽ biết ngay mà!
“Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống” của các cụ rất đúng nhưng là đúng với các cụ, còn tụi em thì giống được đặt lên hàng đầu vì tụi em tạo ra được giống chịu hạn.
Thời vụ: Thời gian sinh trưởng khoảng từ 90-100 ngày, có thể trồng được 3 vụ trong năm:
- Vụ xuân-hè: Gieo tháng 2-3; trồng tháng 3-4; thu hoạch tháng 5-6.
- Vụ sớm: Gieo tháng 7; trồng tháng 8; thu hoạch tháng 9-10.
- Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9; trồng từ 18-22/10; thu hoạch tháng 12-1.
- Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10; trồng tháng 11; thu hoạch tháng 2-3.
Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20-22 ngày tuổi khi cây có 3-5 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
- Lên luống rộng 90-100cm, cao 20-25cm, rãnh rộng 30cm. Trên luống trồng hàng đôi với khoảng cách hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 35-40cm, tương ứng với mật độ 1.000-1.100 cây/sào Bắc bộ. Bón lót cho 1 sào Bắc bộ cần 500-700kg phân chuồng hoai mục 15-17kg supe lân 2,5-3 kg đạm urę. Trộn đều các loại phân nói tręn rồi bón đều vŕo hốc, lấp đất nhẹ trước khi trồng cây để tránh xót rễ. Bón thúc nęn chia lŕm 4 lần: Lần 1 sau khi trồng 7-10 ngŕy, tưới 2 kg đạm urę hoŕ với nước phân chuồng pha loãng. Thúc lần 2 sau trồng 20-25 ngày, bón 3 kg đạm urê 3 kg Kali. Bón cách gốc 10 cm, bón xong vun đất cao phủ kín phân kết hợp xới xáo, làm cỏ. Thúc lần 3 sau trồng 40 ngày (khi cây đã ra hoa rộ), bón 4kg đạm urê 3kg Kali, bón cách gốc 10 cm, kết hợp xới nhẹ và vun gốc. Thúc lần 4 sau trồng 55-60 ngày, bón 3kg đạm urê 3kg kali. Sau mỗi lần thu hoạch nên xới xáo và tưới bổ sung bằng phân đạm, phân kali và các loại phân bón qua lá.
- Làm giàn: Giàn chữ A với 3 nẹp ngang, cao 1,6-1,7m, buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giŕn.
- Tỉa nhánh: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.
Chú ý tưới nước đủ ẩm cho cŕ chua, không để ruộng bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn. Thường xuyęn phát hiện vŕ phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.

- Thu hoạch: Tùy theo mục đích sử dụng: Ăn tươi hay đóng lọ chế biến mŕ thu hái theo yęu cầu khách hàng (độ già quả, quả bắt đầu chuyển màu hồng nhạt). Hái nhẹ tay vào sáng sớm hoặc chiều mát
1. Kinh nghiệm tham khảo của thành viên hngat74
Để hạt giống nảy mầm tốt thì phải cho chúng uống nước. Có hai cách như sau:
1/ Ngâm hạt cà chua vào nước trong vòng 15 – 20 phút, sau đó vớt hạt và ủ vào khăn ẩm. Sau 3 – 5 ngày, hạt nứt nanh, nảy mầm thì đem vùi vào đất. Cẩn thận để khỏi bị gãy mầm.
2/ Dùng giấy ăn nhúng vào nước cho ướt đều rồi trải vào đáy hộp nhựa (loại có nắp đậy). Sau đó, rắc hạt đều trên mặt giấy và đậy nắp để vào chỗ tối. Hàng ngày xịt nước cho ẩm đều mặt giấy và hạt. Sau vài ngày, hạt sẽ nứt nanh thì đem vùi vào đất.
Cà chua ko đậu quả ở nhiệt độ từ 30oC trở lên vì hạt phấn bị om (chín nhừ ý mà) và cũng ko đậu quả ở nhiệt độ nên gieo bằng hạt giống đã qua xử lý.
Trước khi gieo có thể ngâm hạt vào nước 2 sôi 3 lạnh 1 đêm, sau đó gieo thẳng vào đất, phủ một lớp đất mỏng lên, hàng ngày tưới ẩm. Hoặc có thể ủ hạt vào bông gòn đến khi thấy hạt nảy mầm thì đem gieo. Nếu gieo vào cốc nhỏ thì đợi cây khoảng 10 – 15cm thì xúc cả bầu đất đưa sang thùng trồng để cây không bị đứt rễ.
Trong quá trình trồng không có chăm sóc gì đặc biệt. Tưới nước thường, thỉnh thoảng tưới nước gạo hoặc nước bã đậu pha loãng. Nếu có nước dinh dưỡng thì tuần tưới 1 lần. Chú ý ngắt bớt lá để cây tập trung vào quả. Nếu trồng thùng xốp không nên để cây cao quá. sẽ cao rất nhanh, phát triển về cành, tuy vẫn có quả nhưng không năng suất.
3. Kinh nghiệm về giống cà chua của “chuyên gia hội trồng rau” hngat74giống bầu, bí, mướp mà bà con nông dân tự để giống là giống địa phương nên sẽ mất dần đặc tính tốt. Bác để ý mà xem, giống mướp hương của HN giờ sắp tuyệt chủng, quả béo tẹo bằng ngón tay út đến nơi rồi ạ. Để có được giống tốt, tụi em đây lại đang phải chọn tạo lại đấy ạ. Ngay giống đậu trạch, đậu bở và cải củ của HN, bà con cũng tự để giống lại nên năng suất không cao, quả xốp, ăn không giòn, xơ cao, thịt ít. Hơ hơ hơ, nhờ thế chúng em mới có việc để làm, nhà nước mới trả tiền cho chúng em phục tráng lại giống đấy ạ. Các bác nhớ cà chua ta ngày xưa không? Quả nhỏ như ngón chân cái, lại chua loét. Cà chua, bầu, bí, … các bác đang chén toàn loại nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài đấy ạ. Hiện giờ, VN hầu như chưa có dòng bố mẹ đâu ạ. Mới chỉ có PGS.TS Nguyễn Hồng Minh tìm ra dòng bố mẹ cà chua để sản xuất hạt lai F1, nhưng vẫn chưa thấy xuất hiện rộng rãi trên thị trường.
Các cụ nông dân có để giống cũng phải có kinh nghiệm cao trong việc chọn quả để giống. Bác nào không tin, cứ thử để lại giống vài vụ xem … sẽ biết ngay mà!
“Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống” của các cụ rất đúng nhưng là đúng với các cụ, còn tụi em thì giống được đặt lên hàng đầu vì tụi em tạo ra được giống chịu hạn.

Friday, March 6, 2015

Cách chọn cây nội thất dễ chăm sóc

Nếu chọn cây nội thất theo chủ quan của gia chủ mà quên đi các yếu tố tự nhiên thì cây nội thất dễ bị chết hoặc khó chăm sóc.Mời các bạn tham khảo cách chọn cây nội thất vừa dễ chăm sóc vừa đỡ tốn thời gian và công sức.

Hiện nay việc sử dụng cây nội thất để trang trí ngôi nhà hay nơi làm việc đang là nhu cầu thiết yếu trong môi trường đô thị, cây nội thất giúp mang thiên nhiên vào bên trong các tòa nhà văn phòng, màu xanh cây và lá mang lại những phút giây thư giãn và làm việc hiệu quả hơn.

1. Cần xem xét lại hướng nắng của tòa nhà và các căn phòng cần đặt cây

Đây là yêu cầu đầu tiên khi bạn bắt đầu có ý tưởng đi mua cây nội thất về trang trí tòa nhà, vì khi bạn tới người cung cấp cây cảnh nội thất thì họ sẽ hỏi các thông tin về tòa nhà của bạn như hướng nắng, vị trí đặt như cửa ra vào, gần cửa sổ, cầu thang, …có thời gian chiếu sáng hay không. Hay họ sẽ cho nhân viên tới khảo sát trước khi tư vấn bạn mua cây nội thất nào.Vì cây nội thất chọn lựa cần có một ít ánh sáng chiếu vào, có thể trực tiếp buổi sáng hay chiếu xiên qua cửa sổ, lá cây sẽ được quang hợp một phần, qua đó cây nội thất không bị chết hay héo mòn dần.

2. Cây nội thất dễ chăm sóc

2.1 Cây Mật cật - cây Trúc mây:

- Đây là cây nội thất có sức sống rất mạnh, cây mật cật có thể để nơi cửa ra vào, gần cửa sổ, hay trong phòng không có ánh sáng, chỉ cần tưới nước một tuần 2 lần và cắt bỏ lá vàng là chậu cây mật cật có thể chưng thời gian khoảng  6 tháng.

2.2 Cây Bạch mã hoàng tử

Đây là cây nội thất khá phổ biến ngoài thị trường do giá thành rẻ và dễ trồng dễ chăm sóc, cây bạch mã hoàng tử thích hợp nơi có ánh sáng chiếu xiên như cửa sổ, cầu thang…Tuy nhiên trong môi trường nội thất cây bạch mã hoàng tử hay bị lá nhạt màu và lá còi cọc dần, sau thời gian chưng bày khoảng 3 tháng là phải đưa về vườn bón phân chăm sóc lại là cây sẽ phục hồi.

2.3 Cây Dương xỉ các loại:

Có nhiều loài cây dương xỉ cho nhiều dạng lá dạng chậu trang trí khác nhau, cây dương xỉ thích hợp nơi thoáng ẫm ít ánh sáng, nếu để nơi chưng bày phù hợp thì cây dương xỉ có thể chơi rất lâu.

2.4 Cây Lan ý:

Bao gồm cây lan ý lá nhỏ và cây lan ý Mỹ ( lá to), đây là cây nội thất ít nhu cầu ánh sáng, chỉ cần căn phòng có ánh sáng chiếu sáng vào là cây lan ý có thể sinh trưởng tốt.Có thể đặt cây lan ý trong phòng bếp hay phòng tắm.

2.5 Cây cau Tiểu châm:

Đây là loài cây cau có kích thước nhỏ chậm lớn lại phù hợp đặt nơi ít ánh sáng như cửa sỗ, trên bàn làm việc, cây tiểu châm thường được trồng trong chậu mi ni ít cần thời gian chăm sóc.

2.6 Chậu cây may mắn:

Đây là chậu có nhiều cây nhỏ li ti được gieo từ hạt thanh long, thời gian chưng chậu cây may mắn từ  5-6 tháng là cây lớn mọc lộn xộn không thể kiểm soát được.

2.7 Cây cau Hawaii:

Đây là loài cau nội thất nhưng cần ánh sáng chiếu vừa phải, cây cây Hawaii được đặt nơi cửa ra vào hay nơi có ánh sáng chiếu vào như cửa sổ, cầu thang…cây sẽ phát triển tốt.Nếu để cây câu Hawaii trong phòng kín thì sau 2-3 tháng là lá cây sẽ hư dần.

2.8 Cây vạn niên thanh:

Bao gồm nhiều loài với nhiều màu lá khác nhau và được đặt tên khá phong phú như ngọc ngân ( lá màu trắng), vạn lộc, bao thanh thiên, valentine…đây là cây nội thất có nguồn từ Thái Lan, cây vạn niên thanh có thể chưng bày nơi có áng sáng, nếu đặt cây vạn niên thanh trong phóng ít ánh nắng thì là cây mau vàng, thời gian trang trí khoảng 2-3 tháng.

2.9 Cây phát tài hay cây Thiết mộc lan:

Hiện nay trên thị trường có nhiều giống cây phát tài được nhập từ Thái Lan như phát tài như ý, phát tài huy hoàng,…được mọi người quan tâm vì có tên phát tài.Cây phát tài sống tốt nơi ít ánh sáng, nhưng để trong phòng thì sau 2-3 tháng là cây bị suy yếu dần.

2.10 Cây kè Nhật:

Là cây kè có lá tròn và chậm lớn, trong thiên nhiên cây kè Nhật thường mọc dưới tán lá cây cao, người ta dùng cây kè Nhật để nơi trước cửa hay dưới bóng mát.Cây kè Nhật có thể sống hàng năm mà không cần thời gian chăm sóc nhiều.

2.11 Cây cau vàng Nhật:

Đây là cây cau vàng nội thất có lá dầy nhuyển, cây câu vàng Nhật sinh thưởng chậm và đòi hỏi ánh sáng ít nên dùng đặt nơi cửa ra vào hay trong sảnh lớn.Cây cau vàng Nhật có giá thành khá đắt nhưng thời gian trang trí rất lâu.

Chỉ cần các bạn bỏ ít thời gian tham khảo về chế độ chiếu sáng và đặt tính từng loài cây nội thất, thì các bạn có thể tiết kiệm được chi phí tiền và công sức chăm sóc hàng ngày.


Chăm sóc cây trồng trong nhà

Để cây sống khỏe mạnh, bạn phải có chế độ chăm sóc thường xuyên. Những việc tưởng chừng đơn giản nhất như tưới tắm, lau lá cây không phải ai cũng biết.

Tưới cho cây

Cây trồng trong nhà có nhiều loại, phải tùy loại mà tưới. Điều quan trọng là phải tưới thường xuyên, không được nhiều quá hay ít quá. Để biết chậu cây có cần tưới hay không, bạn dùng một con dao gõ vào thành chậu. Nếu nghe tiếng đục có nghĩa là chậu không bị khô và như vậy là chưa cần tưới. Nếu nghe tiếng thanh, bạn cần cung cấp nước cho cây.

Tuy nhiên, cũng có những loại cây cần tưới ít nước, vài ngày mới tưới một lần như loại cây bonsai. Nước tưới cây phải phù hợp với nhiệt độ trong nhà, không quá lạnh cũng không quá nóng.

Tắm cho cây

Hàng ngày, cây trồng trong nhà dù đã được tưới nước, song thỉnh thoảng cũng nên tắm cây bằng cách đặt chậu cây vào nước (mực nước lên đến miệng chậu). Chờ đến khi không còn thấy bọt không khí nổi lên thì nhấc chậu ra.

Lau lá cây

Cây trồng trong nhà thường bị vàng lá do trao đổi không khí của lá với bên ngoài không được tốt. Dù tưới cây hàng ngày, thỉnh thoảng bạn phải lấy miếng mút thấm nước lau từng lá cây và xịt nước lên lá cây.

Bón phân

Cây trồng trong nhà cũng cần bón phân (vài tuần một lần), bón lượng dinh dưỡng vừa phải. Thường bón loại phân chuồng hay bánh dầu, hoặc có thể dùng bã trà, nước vo gạo cũng rất tốt. Để không bị mùi hôi trong nhà, bạn dùng vỏ quýt cho vào dung dịch phân bón, sẽ hết mùi.

Diệt sâu

Cây trồng trong nhà đôi khi có nhiều sâu từ trong đất bò lên. Làm thế nào trừ sâu mà không hại đến cây? Hãy lấy hạt cải (làm mù tạt) nghiền ra ngâm nước rồi tưới vào đất.

Để cây lớn nhanh hơn

Ngoài việc trồng cây và bón phân, bạn có thể dùng vỏ trứng đập nhỏ chôn vào đất trồng cây, cây sẽ lớn nhanh hơn bình thường.

Chăm sóc khi vắng nhà


- Có thể đặt một bình thủy tinh lớn đựng đầy nước bên cạnh chậu hoa cảnh, sau đó tìm một miếng vải dài có sức hút nước mạnh, một đầu ngâm vào trong bình nước, một đầu chôn trong đất chậu hoa, như vậy, ít nhất nửa tháng vẫn giữ được độ ẩm cho đất.

- Trước khi đi xa, cắt hết lá vàng, hoa, cành yếu… tập trung các chậu cảnh trên nền nhà có độ nghiêng 20 độ, chú ý môi trường không nên thông gió quá nhiều, chỉ nên cho nó tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Căn cứ vào lượng chậu cây nhiều hay ít, lấy dây kẽm làm một cái khung vừa đủ bao trùm các chậu, sau đó tưới đủ nước cho tất cả chậu, lấy khung chụp lại.

– Lấy một tấm ni lông trong suốt mỏng trùm lên khung kẽm, không trùm phía tiếp xúc mặt đất. Như vậy, tiểu khí hậu luôn ẩm ướt, giảm bốc hơi. Cách này cũng giúp cây phát triển bình thường trong nửa tháng.